Chó Poodle với bộ lông xù, tính cách vô cùng đáng yêu đã và đang chinh phục trái của mọi con “sen”. Vậy chó Poodle có nguồn gốc từ đâu? Đặc điểm ngoại hình và tính cách ra sao? Giá Poodle hiện là bao nhiêu? Đây đang những mối quan tâm của rất nhiều người yêu chó nói chung và yêu Poodle nói riêng.
1. Nguồn gốc của chó Poodle
Chó Poodle hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi chó săn vịt. Poodle cũng được cho là con cháu của 3 giống chó Hungarian Water, French Water Dog và Barbet.
Được biết, chó Poodle đã xuất hiện cách đây ít nhất là 400 năm ở các nước Tây Âu. Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của loài chó này vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh luận. Người ta vẫn không thể biết chính xác Poodle có nguồn gốc từ Pháp, Đức hay Đan Mạch. Chỉ biết rằng người Pháp đã phát hiện ra tư chất thông minh của Poodle. Sau đó, huấn luyện chúng trở thành những diễn viên xiếc chuyên nghiệp.
Trong đó cái tên “Poodle” có thể xuất phát từ một từ của tiếng Đức “Pudel”. Sở dĩ người ta có suy luận như vậy là bởi trong tiếng Đức “Pudel” còn có nghĩa là chó lội nước. Nó đúng với đặc điểm bộ lông của Poodle có thể giữ cho cơ thể chúng không bị chìm xuống mặt nước.
Tóm lại, Poodle được cho là đã xuất hiện tại các nước Tây Âu cách đây khoảng 400 năm. Sau đó, người Pháp đã thuần dưỡng chúng. Điều đó dẫn đến việc người ta quen gọi Poodle là “French poodle” nghĩa là Poodle Pháp. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của chúng có xuất phát từ Pháp hay không vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Chỉ biết rằng hiện nay, Poodle đang là một trong những giống chó được yêu thích nhất trên thế giới.
2. Đặc điểm chung của ngoại hình Poodle
Chó Poodle hiện có khá nhiều dòng nhưng chúng vẫn mang trong mình một số đặc điểm chung về ngoại hình. Trong đó, bộ lông xoăn tít chính điểm dễ phân biệt Poodle với các giống chó khác nhất. Kích thước cơ thể của Poodle thuộc vào dạng trung bình. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng dòng Poodle mà kích thước cơ thể lại có đôi chút thay đổi. Chẳng hạn như dòng Teacup Poodle chỉ nhỏ ngang với ly trà. Trong khi dòng Standard Poodle lại có thể nặng đến 40kg.
Chó Poodle có tai gần với đầu, khá dài cùng với lớp lông mượt. Bốn chân của Poodle có tỉ lệ cân đối với cơ thể và cái đuôi lúc nào cũng dựng lên. Lúc mới sinh, người ta hãy tỉa lông của Poodle đi chỉ còn ½ để chúng dễ bú mẹ hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ nhận thấy các bé Poodle thường có lòng bàn chân hình trái xoan với các ngón chân hơi cong.
Bên cạnh đó, mông của các bé Poodle thường tròn xinh, nhỏ nhắn chứ không bị chảy xệ như một số giống chó khác. Phần bắp đùi của các chú cún này thường chắc nình nịch. Dáng đi của Poodle lúc nào cũng uyển chuyển giống super model dog vậy. Khi chúng nhún nhảy nhìn cực dễ thương luôn.
Chó Poodle có khá nhiều các màu lông khác nhau. Trong đó, những chú cún có da trắng sẽ hay cổ màu lông bạc. Đây cũng là một trong những màu lông được nhiều người yêu thích nhất ở Poodle. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những chú Poodle có màu lông đen, chocolate, vàng nhạt, nâu đỏ, màu xám,..
Không giống như các giống chó khác lông sẽ chỉ dài đến một độ dài nhất định rồi dừng lại. Nhưng ở Poodle, bộ lông của chúng lại dài không ngừng. Vì vậy nếu nuôi Poodle, bạn cần thường xuyên cắt tỉa bộ lông cho chúng. Đặc biệt, Poodle hầu như không thay lông theo mùa. Do đó, bạn không phải lo lắng về vấn đề lông lá cún đầy nhà.
3. Những loại chó Poodle phổ biến nhất hiện nay
Như đã đề cập ở trên, Poodle hiện có khá nhiều loại. Nếu không kể đến các dòng Poodle lai Bắc Kinh hay lai Nhật thì hiện nay sẽ có 5 loại chó Poodle chính. Bao gồm Teacup Poodle, Tiny Poodle, Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle.
3.1. Standard Poodle
Đây chính là dòng chó Poodle lớn nhất hiện nay. Cân nặng của chúng có thể đạt tới 40kg, chiều cao lên đến 50cm. Thường thì bạn sẽ rất khó bắt gặp một chú chó Standard Poodle. Bởi tại Việt Nam các dòng chó Poodle nhỏ vẫn được yêu thích hơn cả. Người ta thường nuôi Standard Poodle bé huấn luyện tham gia các cuộc thi Show Dog.
Tuy nhiên, nếu gia đình bạn sở hữu một khuôn viên rộng rãi thì hãy cân nhắc đón một em Standard Poodle về. Bộ lông dày mượt với thân hình mũm mĩm nhìn các bé cún cực kỳ dễ thương luôn. Thích nhất có lẽ là lúc được ôm các bé Standard Poodle, cái cảm giác mềm mềm, ấm ấm nói chung là cực “phê”.
3.2. Teacup Poodle
Trái ngược hoàn toàn với Standard Poodle có ngoại hình khá cao lớn, Teacup Poodle lại sở hữu thân hình vô cùng nhỏ nhắn. Kích thước cơ thể của giống chó này lúc bé chỉ ngang bằng tách trà. Khi trưởng thành những bé Teacup Poodle cũng chỉ cao dưới 15cm, cân nặng tầm dưới 2kg.
Giống với thân hình nhỏ bé và mỏng manh của chúng, tuổi thọ của các bé Teacup Poodle khá ngắn (3 đến 5 năm). Hơn nữa, Teacup Poodle lại không có sức đề kháng tốt như các giống Poodle khác. Do đó, khi quyết định nuôi Teacup Poodle bạn sẽ phải chấp nhận vất vả hơn khi nuôi các giống chó khác.
3.3. Miniature Poodle
Miniature Poodle cũng thuộc vào dạng chó lớn trong các loại Poodle. Nhưng nếu so với với Standard Poodle thì chúng vẫn nhỏ hơn nhiều. Chiều cao của những chú chó này có thể đạt 40cm nhưng phổ biến nhất vẫn là từ 25cm đến 35cm. Cân nặng trung bình là 9kg.
Miniature Poodle thường không được nuôi nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn vẫn hoàn có thể rước một em Miniature Poodle về bầu bạn.
3.4. Toy Poodle
Toy Poodle chính là dòng Poodle nuôi nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Khi trưởng thành, các bé Toy Poodle cũng chỉ nặng từ 4 đến 6kg, chiều cả đạt từ 30 đến 40cm. Với kích thước cơ thể vừa vặn như vậy, bạn sẽ thoải mái mà ôm ấp, cưng nựng.
Mặt khác, Toy Poodle cũng có giá khá phải chăng nếu so với các dòng Poodle cỡ lớn hay Teacup Poodle. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người muốn sở hữu một em Toy Poodle.
3.5. Tiny Poodle
Tiny Poodle vốn không phải là dòng Poodle thuần chủng mà đã trải qua quá trình lai tạo với những giống chó nhỏ hơn. Do đó, chúng chỉ có kích thước cơ thể lớn hơn mỗi dòng Teacup Poodle.
Mỗi bé Tiny Poodle chỉ có chiều cao khoảng 20 đến 25cm, cân nặng từ 2kg đến 3.5kg. Nhìn mấy bé này lúc nào cũng nhỏ nhắn, xinh xắn như mấy em bé vậy.
4. Đặc điểm tính cách của chó Poodle
Cũng giống như phần lớn các giống chó khác, Poodle rất trung thành với chủ nhân. Nếu biết cái dạy dỗ, các bé Poodle sẽ học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Bạn nên nhớ rằng, người Pháp đã từng thuần chủng giống chó này để phục vụ cho các gánh xiếc. Vì thế mà chúng nó thể thực hiện nhiều động tác khó chỉ sau vài lần huấn luyện. Mặc dù khá thích vận động nhưng tốt nhất bạn nên cho các bé Poodle hoạt động với cường độ vừa phải thôi. Không nên để các bé chạy nhảy quá nhiều, dễ gây mất sức.
Chó Poodle rất thông minh nhưng chúng cũng dễ cáu bẳn và thích sủa nhiều. Khi được yêu thương, chăm sóc, nuông chiều thì những bé Poodle sẽ rất thân thiện, thích chưa đùa với chủ. Nhưng nếu bạn không chịu khó chó bé Poodle nhà mình tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chung sẽ trở nên nhút nhát. Thậm chí khi ở trong nhà quá lâu, các bé Poodle thường rất hay cắn phá đồ đạc, sủa lớn để gây chú ý.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn quan tâm đến các bé một chút là mọi chuyện sẽ ổn trở lại. Nhưng bạn cũng nên chú ý không nên quá chiều chuộng bé, lúc nào chơi là phải ra chơi và khi bé mắc lỗi thì phải nghiêm khắc một chút. Bạn không nhất thiết phải dùng đến vũ lực đâu mà chỉ đơn giản là giả vờ không quan tâm đến bé. Chỉ cần một chút thay đổi về thái độ thôi nhưng cũng đủ giúp các bé Poodle nhận ra lỗi lầm.
Nhìn Poodle có phần nhỏ nhắn vậy thôi nhưng khi bị chọc giận chúng sẽ sẵn sàng tấn công lại. Bởi bản tính của Poodle vốn đã rất nhạy cảm nên khi người lạ trêu đùa quá trớn, Poodle thường không ngần đó mà dạy cho người đó một bài học đâu.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chó Poodle
Chó Poodle có giá cả bao nhiêu phụ vào khá nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nguồn gốc, độ thuần chủng, giới tính, màu lông. Dưới đây là những phân tích cụ thể để bạn hiểu hơn.
5.1. Nguồn gốc chó Poodle
Hiện nay tại Việt Nam, chó Poodle thường có nguồn gốc trong nước, nhập khẩu từ Trung Quốc và Châu Âu
Chó Poodle trong nước
Đây là những chú cún được nhân giống và sinh ra tại Việt Nam. Giá chó Poodle trong nước thuộc vào loại trung bình, phù hợp với số đông khách mà. Giá của từng bé cún còn phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Nếu bố mẹ thuần chủng, giá của cún sẽ cao hơn đôi chút.
Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc
Chó Poodle nhập khẩu từ Trung Quốc hiện rất phổ biến tại Việt Nam. Chúng hiện chiếm đến 4/5 chó Poodle đang nuôi trong nước. Các chú cún Poodle này thường vào Việt Nam qua đường nhập lậu, không đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Do đó, giá thành khá rẻ nhưng đi đôi với đó những vấn đề không thể lường trước.
Khi chọn nuôi Poodle, bạn đương nhiên phải chấp nhận rủi ro. Nếu may mắn, bạn có thể chọn được bé cún đẹp, sức khỏe tốt. Ngược lại nếu không may, bạn lại chọn phải cún chưa tiêm phòng đầy, sức khỏe kém.
Chó Poodle nhập khẩu từ Châu Âu
Chó Poodle nhập từ Châu Âu có chất lượng thuộc vào dạng cực tốt. Ngoại hình của các bé đẹp từ chân lên đầu. Cùng với đó là độ thuần chủng cao khi chúng đều được sinh ra từ bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng. Đương nhiên kèm theo đó cũng là mức giá không hề rẻ chút nào. Và thường chỉ những người thuộc vào dân chơi cho chó chuyên nghiệp mới lựa chọn Poodle nhập từ Châu Âu.
Xem Thêm : http://chocanhsaigon.com/
5.2. Chủng loại chó Poodle
Như đã nói ở phần 3, chó Poodle hiện có 5 loại chính. Tương ứng với đó là 5 mức giá khác nhau. Trong đó, dòng Standard Poodle và Teacup Poodle là có giá cao hơn cả. Tiếp theo là đến Miniature Poodle, Tiny Poodle và Toy Poodle là có giá rẻ nhất.
5.3. Dựa vào giấy tờ chứng minh độ thuần chủng của chó Poodle
Các bé Poodle có đầy các giấy tờ như VKA, AKC và FCI thường có giá cao hơn rất nhiều so với các bé không giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Trong đó FCI sẽ được cấp bởi Hiệp hội chó thuần chủng thế giới, VKA do Hiệp hội chó giống Việt Nam cấp. Còn AKC lại do Hiệp hội chó Hoa Kỳ cấp.
Thực ra những giấy trên cũng không quá cần thiết nếu bạn bạn chỉ có nhu cầu mua một bé Poodle về bầu bạn. Quan trọng là bé có sức khỏe tốt, thông minh và biết nghe lời. Nhưng nếu bạn mua Poodle với mục đích nhân giống hay tham gia các cuộc thi Show Dog thì những giấy tờ chứng nhận này khá quan trọng.
5.4. Màu sắc lông của chó Poodle
Chó Poodle có khá nhiều màu lông. Ví dụ như đen, trắng, chocolate, vàng nhạt, xám,.. Tương ứng với màu lại có sự chênh lệch giá nhất định. Đắt nhất vẫn là Poodle có màu lông xám. Các màu lông như chocolate, nâu đỏ, vàng kem sẽ có giá thấp hơn. Thấp nhất là Poodle lông đen vì màu lông này có độ phổ biến nhất.
5.5. Giới tính của chó Poodle
Ở tất cả các giống chó thì chó cái luôn có giá cao hơn chó đực một chút. Với chó Poodle cũng không có gì khác. Bởi chó cái có khả năng sinh sản nên người bán thường đánh vào tâm lý của người mua về khả năng sinh lời sau này.
6. Chó Poodle giá bao nhiêu?
Có thể thấy giá chó Poodle phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy rất khó để đưa ra một con số thực sự chính xác. Trong đó chủng loại và nguồn gốc của Poodle là hai yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiều nhất. Để giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi sẽ tạm cập nhật 2 bảng giá chó Poodle theo nguồn gốc và chủng loại chó.
6.1. Bảng giá chó Poodle theo nguồn gốc
Nguồn gốc của Poodle hiện gồm Poodle trong nước, Poodle nhập từ Trung Quốc và Poodle nhập từ Châu Âu. Ngoài ra, còn có một số bé Poodle được nhập về từ Thái Lan. Tương ứng với đó là bảng giá cụ thể như sau.
Nguồn gốc chó Poodle | Giá |
Chó Poodle trong nước | 5.000.000 – 7.000.000 vnđ/bé |
Chó Poodle nhập từ Trung Quốc | 2.000.000 – 4.000.000 vnđ/bé |
Chó Poodle nhập từ Châu Âu | 60.000.000 – 80.000.000 vnđ/bé |
Chó Poodle nhập về từ Thái Lan | 15.000.000 – 20.000.000 vnđ/bé |
6.2. Bảng giá chó poodle theo từng loại Poodle
Chó Poodle gồm có 5 loại chính gồm Teacup Poodle, Tiny Poodle, Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle.
Loại chó Poodle | Giá |
Standard Poodle | 20.000.000vnđ/bé |
Miniature Poodle | 15.000.000 vnđ/bé |
Toy Poodle | 4.000.000 – 8.000.000.vnđ/bé |
Tiny Poodle | 5.000.000 – 10.000.000 vnđ/bé |
Teacup Poodle | 8.000.000 – 18.000.000 vnđ/bé |
7. Cách chăm sóc chó Poodle
Chó Poodle không phải là giống chó quá khó nuôi. Thế nhưng nếu muốn bé khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh thường gặp, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, cần chuẩn bị nơi nghỉ ngơi thích hợp cho Poodle.
7.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Poodle
Hệ đường ruột của Poodle thường không tốt nên chúng hay kén ăn. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các bé Poodle lại cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Chế độ dinh dưỡng từ 1 đến 2 tháng tuổi
Giai đoạn từ 1 đến 2 là lúc hệ đường ruột của cún chưa thực sự phát triển hoàn thiện, vẫn còn khá non nớt. Lúc này, bạn nên cho cún ăn các thức ăn mềm như cháo hay hạt đã ngâm mềm. Bên cạnh đó, bạn nên cho cún ăn thành nhiều bữa nhỏ, tầm 4 đến 5 bữa/ngày. Cuối cùng là nhớ cho cún dùng thêm sữa đã làm ấm hoặc bú thêm sữa mẹ.
Chế độ dinh dưỡng từ 3 đến 6 tháng
Đây là giai đoạn chó Poodle đã có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn trước. Vì vậy, bạn cần cho cún chuyển sang dùng các loại thức ăn đa dạng hơn. Nhưng vẫn phải nhớ là thức ăn vẫn phải mềm, cháo vẫn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, hãy bổ sung vào chế độ ăn của cún các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,..
Chế độ ăn trên 6 tháng tuổi
Trên 6 tháng tuổi có nghĩa cơ thể của Poodle đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Vậy nên, mỗi ngày bạn chỉ cần cho cún ăn từ 2 đến 3 bữa nhưng lượng thức ăn mỗi bữa sẽ nhiều hơn trước. Khẩu phần ăn mỗi bữa cần đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, chất xơ, protein, vitamin. Nếu có thể, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm, canxi để giúp cho hệ xương của cún thêm chắc khỏe.
Nếu muốn bộ lông của Poodle thêm bóng mượt, mỗi tuần bạn nên cho cún ăn thêm 2 đến 3 quả trứng vịt lộn. Nên nhớ là chỉ 2 đến 3 quả thôi nhé vì ăn nhiều trứng lộn cũng phải là tốt đâu.
Một số lưu ý khác khi cho chó Poodle ăn
Khi cho cún Poodle nhà bạn ăn, để cún hấp thụ được tốt nhất các chất dinh dưỡng bạn cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Cần chuẩn bị sẵn nước sạch, mỗi ngày nên thay nước 3 lần cho cún.
- Không nên cho Poodle uống quá nhiều sữa.
- Đồ ăn cho Poodle không được quá khô cứng mà nên ưu tiên các loại thức ăn mềm.
- Hạn chế cho cún ăn nội tạng động vật hay các loại thức ăn cay nóng, nhiều muối khác.
- Cần cho cún ăn theo thời gian biểu.
- Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cho cún ăn.
7.2. Chuẩn chỗ nghỉ ngơi cho Poodle
Chó Poodle không ưa nhiệt độ quá cao cũng như quá thấp. Do đó, bạn cần đảm bảo cho nơi ở của cún luôn thoáng mát vào mùa hè nhưng phải ấm áp vào mùa đông. Khi trời trở lạnh cần phải tìm cách giữ ấm cơ thể cho cún để cún không bị mắc cảm lạnh.
Chú ý, bạn cần vệ sinh thường xuyên nơi ở của cún. Hàng tháng hay mỗi tuần cần giặt giũ chăn, đệm, làm sạch đồ chơi của cún.
8. Cách chăm sóc lông của chó Poodle
Chó Poodle sở hữu bộ lông tương đối dày và xoăn vì vậy mà mỗi ngày bạn nên chăm chút kỹ lưỡng cho bộ lông. Với thời tiết bình thường, mỗi tuần Poodle cần tắm ít nhất 1 lần, khi thời tiết trở lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần cũng được.
Vì bộ lông của Poodle khá là dày nên khi tắm cho cún, bạn hãy dùng nước ấm làm sạch qua các bụi bẩn. Sau đó mới thoa sữa tắm dành riêng cho thú cưng và nhẹ nhàng massage bộ lông. Tiếp theo, hãy xả lại bộ lông bằng nước ấm, thoa dầu xả để giúp lông thêm mềm mượt. Sau cùng bạn chỉ cần xả lại lông cho cún bằng nước sạch, lau bớt nước và dùng máy sấy khô lông.
Khi bộ lông của cún đã được sấy khô, bạn dùng lược chải để loại các sợi lông yếu. Để bộ lông thêm mềm mượt, bạn có thể thoa thêm dầu dừa. Lưu ý sau khi tắm xong, cần cho cún uống thêm chút nước ấm hay sữa nóng để làm ấm lại người.
Bên cạnh việc vệ sinh lông, bạn đừng quên theo dõi sự thay đổi của các bộ phận như tai, mũi, mắt, miệng để phát kịp các chứng bệnh hay gặp.
Lông của chó Poodle thường nhanh dài vì thế cứ 2 tháng là bạn cần tỉa lông cho cún một lần. Mỗi ngày cần chải lông đều đặn để lông không bị rối. Nếu muốn tạo kiểu cho bộ lông thì bạn phải đợi cún được trên 1 tuổi. Bởi khi đó lông của Poodle mới phát triển hoàn thiện.
9. Một số bệnh thường gặp ở chó Poodle
Sức đề kháng của Poodle thường không được tốt như các giống chó khác. Vì thế nếu chăm sóc không tốt, cún sẽ rất dễ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp ở Poodle phải kể đến như viêm đường ruột cấp, viêm da, bệnh care, bệnh ho cũi.
9.1. Bệnh viêm đường ruột cấp
Viêm đường ruột cấp là căn bệnh rất hay gặp ở chó Poodle. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện kịp thời căn bệnh này lại khiến cho cún không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Từ đó cún sẽ trở nên còi cọc, kén ăn, chậm lớn. Trường hợp nặng, cún sẽ bị tiêu chảy rồi mất nước dẫn đến kiệt quệ, tử vong.
Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle. Cụ thể là:
- Do vi khuẩn: Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống. Thức ăn chứa các vi khuẩn như Salmonella, E Coli đi vào trong đường ruột. Chúng sinh sôi, nảy nở trong niêm mạc ruột.
- Do virus: Virus Parvo, Care được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle. Một khi bệnh xuất phát từ 2 loại virus này thì cún Poodle thực sự đang rơi vào tình trạng rất nguy hiểm. Thực tế cứ 100 chú chó mắc phải viêm ruột do Parvo và Care thì có đến 80, 90 cún bị tử vong.
- Do giun móc: Giun móc giống như các loại ký sinh trùng hút máu. Chúng cắm vào thành ruột hút hết các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thương vùng ruột.
Các biểu hiện thường gặp khi Poodle bị viêm đường ruột cấp thường là bỏ ăn, đi không vững, mắt lờ đờ,.. Ở giai đoạn nặng cún sẽ đi ngoài ra máu, không đi lại được. Khi đã trở nặng rồi thì rất khó mà chữa trị.
Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm đường ruột cấp cho Poodle là cho bé cún ăn uống sạch sẽ, tẩy giun định kỳ.
9.2. Bệnh viêm da
Bộ lông rậm rạp của Poodle chính là địa điểm ẩn náu yêu thích ve, bọ chét, rận. Các loại ký sinh này thường hút máu và gây ra tình trạng tổn thương trên da Poodle. Ngoài ra nếu trong quá trình cắt tỉa lông, bạn không cẩn thận sẽ làm cho da của cún bị tổn thương. Lâu ngày dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng da.
Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể phòng tránh được. Đầu tiên nếu muốn phòng bệnh viêm da, bạn cần tắm rửa thường xuyên cho cún. Sau khi tắm gội cần sấy khô lông, khi lông quá dài thì cần cắt tỉa bớt.
9.3. Bệnh ho cũi
Bệnh ho cũi hay còn gọi là bệnh viêm phế quản. Hầu hết mọi chú chó đều mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây bệnh là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Trong đó, vi khuẩn Parainfluenza và Bordetella tử vi ngoài không khí thâm nhập vào trong cơ thể của cún. Bệnh viêm phế quản có thể lây truyền nên nếu cún nhà bạn tiếp xúc với những chú cún bị mắc bệnh.
Các biểu hiện của cún khi mắc bệnh thường là ho, sốt cao, bỏ ăn, khó thở,.. Khi thấy có những biểu hiện này, bạn cần đưa cún đến cơ sở thú y ngay.
Để phòng bệnh viêm phế quản ở Poodle, bạn cần cho cún đi tiêm phòng. Mỗi mũi tiêm thường có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Hàng năm, bạn hãy cho cún đi tiêm nhắc lại.
Bên cạnh đó để tăng cường sức khỏe đề kháng cho cún, bạn đừng quên bổ sung đầy đủ nguồn thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng tăng đề kháng.
9.4. Bệnh care
Khi thời tiết ở sự thay đổi chính là điều kiện thuận lợi để bệnh care bùng phát. Nhất là khi trời mưa, độ ẩm không khí lên cao tạo ra môi trường thuận lợi để virus Care, Parvo chó hình thành và phát triển. Các cún Poodle từ 2 đến 12 tuần tuổi luôn là mục tiêu lý tưởng để các loại virus trên xâm nhập và gây bệnh.
Ban đầu khi mới phát bệnh, bé cún thường có những biểu hiện như sốt, ho, chảy nước mũi, mắt sưng. Khi bệnh trở nặng hơn cún có thể lên co giật, trên mặt nổi nhiều mụn to. Lúc này cún đang trong tình trạng vô cùng nguy kịch.
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần tiêm phòng đầy cho cún. Mặt khác, bạn cũng phải thường xuyên vệ sinh nơi ở của cún, không để ẩm mốc xâm nhập.
Chó Poodle là giống chó vô cùng thông minh và đáng yêu. Chúng giống như một người bạn tuyệt vời giúp bạn xua tan đi mọi mệt mỏi. Hy vọng với những thông tin mà Yeuthucung vừa tổng hợp đã giúp bạn hiểu hơn về giống chó lông xù dễ thương này. Rất cảm vì bạn đã dành thời gian theo dõi hết bài viết này!
Các Bạn Có Thể Tham Khảo Tại 2 Website Sau Để Mua Chó Poodle Nhé:http://chocanhsaigon.com/ - https://www.dogshophcm.com/shop-chuyen-ban-cac-loai-cho-poodle-thuan-chung-bid9.html
Trụ Sở:130 Tổ 10,Nơ Trang Long,Phường 13,Bình Thạnh,Thành Phố Hồ Chí Minh,Việt Nam
Chi Nhánh:Thôn Đồng Tâm,Xã Cù bị,H.Châu Đức,Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét